Những ví dụ điển hình trong nghệ thuật trực quan Gợi dục đồng giới

Nam – nam

Đấu vật khỏa thân nam, của John Singer Sargent (khoảng năm 1880).

Những ví dụ về nam-nam trong mĩ thuật trực quan trải dài xuyên suốt tiến trình lịch sử: hình vẽ trên bình của Hi Lạp cổ đại, những li rượu La Mã (Cốc Warren). Một số họa sĩ Phục Hưng Ý được cho là đồng tính, và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự tán thưởng đối với cơ thể nam giới mang tính chất gợi dục đồng giới trong tác phẩm của Leonardo da VinciMichelangelo. Nhiều hình ảnh gợi dục chi tiết thể hiện trong trường phái Kiểu cách và Tenebrism ở thế kỉ 16 và 17, đặc biệt ở các họa sĩ Agnolo Bronzino, Michel Sweerts, Carlo Saraceni và Caravaggio, những tác phẩm của họ có lúc từng bị Giáo hội Công giáo chỉ trích nặng nề. [8]

Nhiều tranh vẽ lịch sử thế kỉ 19 có các nhân vật cổ điển như Hyacinth, GanymedeNarcissus có thể được diễn giải là có tính chất gợi dục đồng giới; tác phẩm của các họa sĩ thế kỉ 19 (như Frédéric Bazille, Hippolyte Flandrin, Théodore Géricault, Thomas Eakins, Eugène Jansson, Henry Scott Tuke, Aubrey Beardsley và Magnus Enckell); cho tới các tác phẩm hiện đại của họa sĩ mĩ thuật như Paul Cadmus và Gilbert & George. Nhiếp ảnh gia mĩ thuật như Karl Hammer, Wilhelm von Gloeden, David Hockney, Will McBride, Robert Mapplethorpe, Pierre et Gilles, Bernard Faucon, Anthony Goicolea cũng đã có những đóng góp lớn, tiêu biểu là Mapplethorpe và McBride trong việc phá vỡ các rào cản của kiểm duyệt khi trưng bày và phải đối đầu với nhiều thách thức về mặt pháp lí. James Bidgood và Arthur Tress cũng là nhà tiên phong tiêu biểu ở thập niên 1960, họ đã hoàn toàn tách nhiếp ảnh gợi dục đồng giới ra khỏi dạng tài liệu đơn thuần và đem nó tiến vào những phạm vi gần với mĩ thuật siêu thực.

Ở châu Á, gợi dục nam giới cũng bắt nguồn từ tranh shunga (xuân họa - tranh gợi dục) truyền thống, truyền thống này ảnh hưởng đến các nghệ sĩ Nhật Bản đương đại, như Tamotsu Yatō (nghệ sĩ nhiếp ảnh), Sadao Hasegawa (họa sĩ) và Gengoroh Tagame (họa sĩ truyện tranh).

Nữ – nữ

Một ví dụ về gợi dục đồng tính nữ của Édouard-Henri Avril .

Những ví dụ về nữ-nữ thường được nhận diện trong nghệ thuật kể chuyện: những lời thơ cổ xưa của Sappho; Những khúc ca của Bilitis (The Songs of Bilitis); tiểu thuyết, ví dụ như tác phẩm của Christa Winsloe, Colette, Radclyffe Hall và Jane Rule, và phim ảnh như Mädchen in Uniform. Gần đây hơn, gợi dục đồng tính nữ đã nở rộ trong mặt nhiếp ảnh và lời văn thơ của các tác giả như Patrick CalifiaJeanette Winterson.

Nghệ thuật gợi dục đồng giới ở nữ được thực hiện bởi các tác giả đồng tính nữ thường ít nổi bật về mặt văn hóa hơn những đại điện của gợi dục đồng tính nữ được sáng tác bởi tác giả không phải đồng tính nữ và dành cho lượng lớn độc giả, khán giả không phải đồng tính nữ. Ở phương Tây, điều này được thể hiện từ một ví dụ từ xưa như tiểu thuyết năm 1872 Carmilla, và cũng thể hiện trong  những bộ phim nổi tiếng như Emmanuelle, The Hunger, Showgirls, và nhất là trong văn hóa phẩm khiêu dâm. Ở phương đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, chủ nghĩa đồng tính nữ là chủ đề của manga thể loại yuri.

Trong nhiều văn bản của thế giới nói tiếng Anh, người đồng tính nữ được thể hiện là người có nhu cầu tình dục cao nhưng cũng là kẻ hay săn đuổi và nguy hiểm (các nhân vật này thường là ma cà rồng) và điểm tập trung vào dị tính luyến ái thường được xác nhận lại ở cuối câu chuyện. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa gợi dục đồng giới khi là sản phẩm của một nền văn hóa đại chúng hơn và nghệ thuật đồng giới được sáng tác bởi đàn ông và phụ nữ đồng tính.